Rau thơm hay còn gọi là rau gia vị là cách gọi chung chỉ các loại rau có thể ăn được như rau, củ, quả thơm được trồng hoặc hái tự nhiên có mùi vị đặc trưng từng loại. Để giúp các bạn có thể phân biệt về hình dáng và công dụng của từng loại rau Ẩm Thực Khéo Tay xin chia sẻ giúp bạn bài viết tìm hiểu rõ hơn về các loại rau gia vị được sử dụng rộng rãi trong các món ăn hàng ngày.

Có nhiều loại rau thơm khác nhau rất đa dạng, chúng ta có thể phân ra hai loại rau thơm được trồng và rau thơm tự nhiên. Phần nhiều trong số chúng có chứa tinh dầu và nhiều tố chất là vị thuốc quý, dân dã và dễ kiếm. Rau thơm được sử dụng nhiều trong món ăn hằng ngày giúp bổ trợ, tăng hương vị cho món ăn và là bài thuốc hay hỗ trợ điều trị chăm sóc sức khỏe. Rau thơm được sử dụng với 2 hình thức chính:
- Ăn sống: Cách khác gọi là ăn rau sống, kết hợp với món ăn như giá đỗ, hoa chuối hay rau má,…
- Trộn hay nấu cùng các món ăn ngon : Có rất nhiều loại rau thơm được trộn kết hợp, tùy theo các nguyên liệu chế biến mà người đầu bếp sẽ có kinh nghiệm riêng cho từng món khác nhau
Một số loại rau thơm, rau gia vị phổ biến
1. Rau húng quế(Basil)
Là loại cây có lá vị ngọt, ngái và cay. Loại rau thơm được sử dụng khá phổ biến trong nam và ngoài bắc với nhiều món ăn. Loại lá này có thể ăn với bún, thịt luộc, thịt chó, thịt heo, thịt bò, gỏi cuốn giúp món ăn tăng hương vị hấp dẫn
2. Bạc hà(Min leave)
Lá bạc hà hay còn gọi là rau húng có vị hay, thơm và thanh mát được dùng nhiều như húng quế trong các món thịt luộc và đồ ăn nhanh
3. Rau răm(laksa leaf)
Được trồng chủ yếu ở các vùng đất ẩm ướt được dùng chủ yếu để nấu canh , đôi khi là các món ăn khác như trứng vịt lộn, cháo trai, cháo hến. Rau răm có vị cay, tính ấm được sử dụng chủ yếu để cân bằng các món ăn tính lạnh
4. Rau ngò ôm, ngổ(Coriander)
Miền Bắc gọi là rau ngổ, miền nam gọi là rau ngò ôm. Đây là loại rau thơm rất dễ sử dụng cho nhiều món ăn hoặc để trang trí. Rau ngò được dùng để ăn sống, xào cùng các loại rau khác hay để nấu canh cũng rất thơm
5. Ngò gai/ mùi tàu(Sawleaf)
Ngò gai có công dụng như ngò ôm, được sử dụng với các món đặc trung là phở, canh khoai, thịt luộc, canh bí nấu gà, canh bí nấu xương và là đồ ăn sống cho một số món thịt luộc
6. Kinh giới(Oregano)
Lá kinh giới có vị thơm đặc trưng, được sử dụng khá phổ biến trong các món ăn miền Bắc, như rau luộc, đậu phụ chấm mắm tôm, bún chả Hà Nội, kết hợp với các món chả, gián khác
7. Tía tô(Balm-mint)
Trong ẩm thực Việt Nam, cây kinh giới có tác dụng trong việc giải cảm, hồi phục sức khỏe, là nguyên liệu chính của nồi nước xông giải cảm, các món ăn hầm, bún, phở. Rau được dùng giống như kinh giới và là thành phần không thể thiếu cho một bát cháo thơm ngon
8. Thì là(Dill)
Là loại rau thơm không thể thiếu trong các món liên quan tới cá: bún cá, canh cá, cá hấp, chả cá các loại. Nếu thiếu đi thì là món cá của bạn sẽ mất đi vị ngon và sự hấp dẫn
9. Sả(lemongrass)
Được dùng chủ yếu trong các món ăn cần khử mùi nồng hay đậm mùi hoặc các món ăn rang với xả như: thịt gà, thịt vịt, thịt nướng và một số món cá khác
10. Ngải đắng(sage)
Được dùng cho các món ăn Ý, thường dùng để nhồi trong các món thịt heo, thịt vịt và các món hầm kho