Site icon Ẩm Thực Khéo Tay – Món Ngon Mỗi Ngày

Tìm hiểu các loại rau thơm, rau gia vị trong ẩm thực Việt Nam

Rau thơm hay còn gọi là rau gia vị là cách gọi chung chỉ các loại rau có thể ăn được như rau, củ, quả thơm được trồng hoặc hái tự nhiên có mùi vị đặc trưng từng loại. Để giúp các bạn có thể phân biệt về hình dáng và công dụng của từng loại rau Ẩm Thực Khéo Tay xin chia sẻ giúp bạn bài viết tìm hiểu rõ hơn về các loại rau gia vị được sử dụng rộng rãi trong các món ăn hàng ngày.

Rau thơm ẩm thực Việt Nam

Có nhiều loại rau thơm khác nhau rất đa dạng, chúng ta có thể phân ra hai loại rau thơm được trồng và rau thơm tự nhiên. Phần nhiều trong số chúng có chứa tinh dầu và nhiều tố chất là vị thuốc quý, dân dã và dễ kiếm. Rau thơm được sử dụng nhiều trong món ăn hằng ngày giúp bổ trợ, tăng hương vị cho món ăn và là bài thuốc hay hỗ trợ điều trị chăm sóc sức khỏe. Rau thơm được sử dụng với 2 hình thức chính:

Một số loại rau thơm, rau gia vị phổ biến

1. Rau húng quế(Basil)

Là loại cây có lá vị ngọt, ngái và cay. Loại rau thơm được sử dụng khá phổ biến trong nam và ngoài bắc với nhiều món ăn. Loại lá này có thể ăn với bún, thịt luộc, thịt chó, thịt heo, thịt bò, gỏi cuốn giúp món ăn tăng hương vị hấp dẫn

2. Bạc hà(Min leave)

Lá bạc hà hay còn gọi là rau húng có vị hay, thơm và thanh mát được dùng nhiều như húng quế trong các món thịt luộc và đồ ăn nhanh

3. Rau răm(laksa leaf)

Được trồng chủ yếu ở các vùng đất ẩm ướt được dùng chủ yếu để nấu canh , đôi khi là các món ăn khác như trứng vịt lộn, cháo trai, cháo hến. Rau răm có vị cay, tính ấm được sử dụng chủ yếu để cân bằng các món ăn tính lạnh

4. Rau ngò ôm, ngổ(Coriander)

Miền Bắc gọi là rau ngổ, miền nam gọi là rau ngò ôm. Đây là loại rau thơm rất dễ sử dụng cho nhiều món ăn hoặc để trang trí. Rau ngò được dùng để ăn sống, xào cùng các loại rau khác hay để nấu canh cũng rất thơm

5. Ngò gai/ mùi tàu(Sawleaf)

Ngò gai có công dụng như ngò ôm, được sử dụng với các món đặc trung là phở, canh khoai, thịt luộc, canh bí nấu gà, canh bí nấu xương và là đồ ăn sống cho một số món thịt luộc

6. Kinh giới(Oregano)

Lá kinh giới có vị thơm đặc trưng, được sử dụng khá phổ biến trong các món ăn miền Bắc, như rau luộc, đậu phụ chấm mắm tôm, bún chả Hà Nội, kết hợp với các món chả, gián khác

7. Tía tô(Balm-mint)

Trong ẩm thực Việt Nam, cây kinh giới có tác dụng trong việc giải cảm, hồi phục sức khỏe, là nguyên liệu chính của nồi nước xông giải cảm, các món ăn hầm, bún, phở. Rau được dùng giống như kinh giới và là thành phần không thể thiếu cho một bát cháo thơm ngon

8. Thì là(Dill)

Là loại rau thơm không thể thiếu trong các món liên quan tới cá: bún cá, canh cá, cá hấp, chả cá các loại. Nếu thiếu đi thì là món cá của bạn sẽ mất đi vị ngon và sự hấp dẫn

9. Sả(lemongrass)

Được dùng chủ yếu trong các món ăn cần khử mùi nồng hay đậm mùi hoặc các món ăn rang với xả như: thịt gà, thịt vịt, thịt nướng và một số món cá khác

10. Ngải đắng(sage)

Được dùng cho các món ăn Ý, thường dùng để nhồi trong các món thịt heo, thịt vịt và các món hầm kho

11. Hẹ(Chive)

Lá hẹ được dùng nhiều cho các món tôm rang, xào giá, canh hẹ đậu hũ. Các món ăn phương tây thường cho hẹ và các món chứng chiên, súp kem, salad,..

12. Cần tây(broad-leaved Parsely)

Loại thân cây lớn giống vị cay, mùi ngái ngang, có mùi thơm được dùng chủ yếu trong các món xào và trang trí món ăn. Cần xây xào với thịt bò, giả bò rất ngon thì chắc ai cũng biết rồi phải không nào

13. Rau diếp cá

Rau diếp cá (dấp cá) là loại rau có vị tanh – chính là tinh dầu của rau diếp cá. Cây có phần lá và thân mọc bò trên mặt đất, được sử dụng cho nhiều món ăn với nhiều lợi ích không ngờ trong việc chữa bệnh, giải sốt cho trẻ, điều trị bệnh trĩ. Rau có thể được dùng ăn sống, làm thuốc, dã lấy nước uống chữa bệnh rất hiệu quả.

Xem thêm: Công dụng chữa bệnh không ngờ từ rau diếp cá

14. Hành hoa (Allium fistulosum)

Loại thân hình ống nhỏ rỗng, dài, mềm, có củ nhỏ, không giống như hành tây có củ to. Ngoài công dụng là một loại rau và gia vị trong việc nấu ăn thì chúng còn được dùng như là cây cảnh khi trồng thành bụi, thành khóm

15. Xương sông(Blumea lanceolaria)

Là loại cây gia vị được dùng trong các món ăn, hoặc làm thuốc. Cây có mùi hăng của hơi dầu, mùi ngang đặc trưng không giống các loại rau khác dùng làm gia vị, nấu canh hoặc ăn sống cho một số món như tiết luộc, thịt vịt, …

16. Lá lốt

Thuộc loại cây thân cỏ lâu năm, mọc chủ yếu quanh nhà, rất dễ sống. Lá lốt có vị cay nồng, tính ấm, chống hàn được sử dụng chủ yếu trong các món chả rán, chuối nấu ốc, bò cuốn lá lốt. Ngoài ra lá lốt còn được dùng để chữa một số bệnh như: đau nhức xương khớp, cước chân tay, chân tay tê lạnh, nôn mửa khó tiêu, đổ mồ hôi chân tay, giải cảm và giải độc cho cơ thể

Xem thêm: Công dụng chữa bệnh từ cây lá lốt

17. Tỏi tây

Cây tỏi tây cùng họ với hành, tỏi, kiệu là cây thân thảo lá dẹp có lá và củ dùng làm gia vị món ăn. Tỏi tây được dùng chủ yếu trong các món xào bò, xào mực, giả bò và một số món ăn khác. Một công dụng khác của tỏi tây là để giải các độc tố trên cơ thể.

Tỏi tây còn có một số công dụng ít được biết đến như làm đẹp da và tẩy những nốt mụn mới xuất hiện. Uống nước sắc từ tỏi tây sẽ làm cho cơ thể tỉnh táo, đỡ đau họng và thanh giọng.

18. Tỏi ta

Cùng là tỏi với nhiều giống khác nhau trên toàn thế giới nhưng tỏi ta vẫn được Việt Nam hay thế giới ưa chuộng làm gia vị và làm bài thuốc hay vì nó nhỏ mà thơm lại có nhiều công dụng đa năng

Tỏi được sử dụng nhiều cho các món ăn ngon và với khả năng chữa bệnh không ngờ, tỏi được sử dụng và chế biến theo nhiều dạng và nhiều bài thuốc hay. Ngoài ra tỏi còn được sử dụng để làm đẹp da đơn giản hiệu quả

Xem thêm: Công dụng chữa bệnh từ củ tỏi

19. Lá mơ lông

Lá mơ hay còn gọi lá lá mơ lông không chỉ được biết đến là gia vị ăn kèm không thể thiếu với món thịt chó, thịt heo luộc mà nó còn là một vị thuốc chữa bệnh cực kỳ hiệu quả.

Lá mơ lông tính mát, có tác dụng nhuận gan, giải nhiệt, mạnh tỳ vị, tiêu thực, sát khuẩn, chữa phong tê thấp, tẩy giun, giải độc… nhưng thông dụng nhất vẫn là chữa các bệnh về đường tiêu hóa.

Xem thêm: Công dụng chữa bệnh từ lá mơ lông

20. Lá và quả cây móc mật

Lá và quả của cây móc mật có vị thơm rất đặc trưng của loại quả vùng cao. Quả mắc mật giàu Vitamin C được dùng để nấu canh hoặc kho cho một số món ăn. Lá mắc mật có tinh dầu thơm nên được dùng chủ yếu trong các món kho, thịt quay. Lá có hàm lượng protein, sắt, mangan, can xi rất cao.

21. Củ riềng

Củ riềng là cây thân thảo cùng họ với gừng và nghệ. Củ riềng có vị cay, tính ấm. Được dùng trong cho các món ăn như thịt chó, cá kho, muối cà và một số món ăn ngon khác. Ngoài việc sử dụng làm gia vị cho món ăn, trong Đông Y củ gừng được dùng để giải cảm và chữa một số bệnh như co thắt dạ dày, trị tiêu chảy, nôn mửa và lang ben,…

Xem thêm: Công dụng chữa bệnh từ củ riềng

22. Linh lăng

Linh lăng là loại cây cảnh

23. Lá cách

24. Rau má

25. Lá sung

26. Quả ớt

27. Mùi tàu

28. Hành hoa

29. Lá cúc tần

Exit mobile version