Cà tím là một món ăn ngon và có nhiều công dụng đối với sức khỏe, thế nhưng vì không biết hết những tác dụng phụ khác của cà tím dẫn đến nhiều trường hợp nguy hiểm tính mạng sau khi ăn. Theo Đông y thì cà tím có vị ngọt tính hàn, hơi độc nên có tác dụng mát gan, lợi mật, nhuận tràng… ăn rất tốt cho người bị nóng nhiệt, khô đắng miệng, táo bón…
Cũng như các thực phẩm khác, cà tím cung cấp nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, với đặc điểm của cà tím, khi ăn cần lưu ý những điều sau:
Contents
1. Không nên bỏ vỏ khi chế biến cà tím
Cà tím có thể chế biến dưới nhiều cách khác nhau như: nướng, xào với dầu ăn, bung, um, xào thịt hay làm các món salad. Điều cần lưu ý là khi ăn bạn không nên bỏ vỏ cà tím bởi vỏ cà có chứa vitamin nhóm B và vitamin C rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiệt độ nấu ăn cao có thể làm hao hụt đến 50% lượng vitamin trong cà tím.
2. Không ăn quá nhiều cà tím sẽ dễ bị ngộ độc
Trong cà tím có chất solanine, có tác dụng kháng oxy hóa và ức chế tế bào ung thư, là một trong những tác dụng bảo vệ sức khỏe của cà tím. Nhưng chất này có tác dụng kích thích khá mạnh đối với đường ruột và có hiệu ứng gây mê đối với các trung tâm hô hấp. Khi cơ thể chúng ta hấp thụ quá nhiều sẽ gây ra ngộ độc.
3. Không đun cà tím ở nhiệt độ quá cao
Khi đun ở nhiệt độ quá cao, cà tím sẽ thất thoát nhiều chất dinh dưỡng. Thậm chí, cách chế biến chiên có thể làm hao hụt đến 50% lượng vitamin trong cà tím. Tuy nhiên, nếu nấu chưa chín kỹ trước khi ăn có thể gây ngứa ở ngoài da và miệng sau khi ăn cà tím.
4. Không ăn cà tím cùng với thịt cua
Cả 2 thức phẩm này đều là thực phẩm tính lạnh. Thường xuyên ăn cùng nhau gây khó chịu cho dạ dày, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến tiêu chảy, nhất là những người có thể chất hư hàn càng không nên ăn.
5. Không uống nước ép cà tím
Dễ xảy ra ngộ độc khi cà chưa được nấu chín. Bởi trong cà tím lại còn chứa một lượng chất nicotine cao hơn bất kỳ loại trái khác, với nồng độ 0,01mg/100g.
6. Những người không nên ăn cà tím
Cà tím là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, chứa một lượng lớn chất xơ hấp thụ độc tố và hóa chất rất hữu ích trong việc điều trị bệnh ung thư đại tràng. Hơn nữa, nó cũng chứa nhiều nước và potassium có khả năng kích thích nhịp tim hoạt động tốt. Ngoài ra, magiê và canxi cùng với vitamin A và C trong cà tím có tác dụng cải thiện cấu trúc xương giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời magiê trong cà tím còn chống lại cảm giác bồn chồn, lo lắng, chứng mất ngủ… Thế nhưng, khi ăn chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:
- Cà tím là thực phẩm có tính hàn, nếu ăn nhiều có thể làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu, gây ra tiêu chảy nặng. Vì vậy, những người đang gặp vấn đề ở dạ dày đặc biệt không nên ăn.
- Những người yếu mệt hay thể trạng kém cũng không nên ăn cà tím thường xuyên.
- Cà tím ít calo nên người cao tuổi và béo phì có thể ăn, tính hàn nên cũng thân thiện với những người bị rôm sảy, ung nhọt. Tuy nhiên, những người hen suyễn, bệnh dạ dày , lá lách không nên ăn.
- Theo các nhà khoa học Ấn Độ, những người quá mẫn cảm và dị ứng với cà tím thì có thể gặp hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn. Nguyên do được xác định là trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao. Tuy nhiên, nếu nấu chín cà tím trước khi ăn thì hiện tượng dị ứng sẽ không xuất hiện.
- Người yếu mệt hoặc bị thấp khớp, đau nhức khi trời lạnh không nên ăn nhiều, thường xuyên, đặc biệt là cà tím chiên rán vì chứa quá nhiều dầu có thể gây viêm tấy.
- Phụ nữ đang mang thai khi ăn cà tím, nên chọn cà tím còn tươi mới, tốt nhất không chọn những quả đã cũ héo, vì chúng chứa nhiều solanine có hại cho cơ thể và không nên ăn nhiều.