21. Cầm máu
Khi bị thương chảy máu, nếu có sẵn bột gừng, hãy sát trùng làm sạch vết thương, rắc bột gừng lên trên giúp sát khuẩn, giảm đau, cầm máu.
Nếu bị rắn cắn, cũng hãy nhanh chóng đắp gừng nát hoặc bột gừng lên vết thương, khả năng kháng viêm sát khuẩn trong gừng cũng giúp giảm phần nào độc tính của nọc rắn.
22. Trị cảm lạnh
Ngoài cách ngâm chân trong nước ấm với gừng như ký trước đã nói, người bệnh cảm lạnh nên thoa tinh dầu gừng ở những yếu điểm của cơ thể như gáy, cổ, sau tai, gan bàn chân. Kết hợp uống trà gừng để kích thích cơ thể toát mồ hôi ra.
Ngoài ra, người ở các vùng có mùa đông lạnh giá khắc nghiệt nên ngậm một lát gừng tươi trước khi phải ra đường, đi tắm, hay làm việc ở môi trường lạnh như phòng cấp đông hay ngoài trời. Ngư dân đi biển cũng coi gừng và nước mắm là hai thứ giúp giữ thân nhiệt hiệu quả.
23. Xông hơi trị sốt
Khi bị sốt, cách chữa nhanh nhất là xông hơi giúp cơ thể bài tiết mồ hôi, mồ hôi ra càng nhiều và càng nhanh thì bệnh càng nhanh khỏi. Có thể dùng các loại lá như tía tô, lá sả, lá bưởi, ngải cứu, hương nhu… kết hợp với một nhánh gừng lớn nấu nước xông cho ra mồ hôi hạ sốt.
Hoặc cho người bệnh uống nước sắc gừng gồm gừng củ, lá cam thảo, vỏ cam quýt…
24. Chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ
Trong gừng có chứa chất chống oxy hóa cao, tăng cường lưu thông máu, thải độc tố, chống lại các gốc tự do sinh ra theo thời gian, từ đó giúp chống lão hóa cho cơ thể lẫn làn da. Thành phần chất cay trong gừng khi được hấp thu sẽ giúp ức chế tính oxy hóa của mỡ trong cơ thể, nên gừng có khả năng kéo dài tuổi thọ.
25. Giải rượu
Nước đường dùng để giải rượu nhanh cho người say nhưng lại ngại dùng cho người có nguy cơ bị bệnh đường huyết.
Có thể dùng nước gừng pha với mật ong để đem lại tác dụng tương tự, có thể dùng được cả cho người tiểu đường hay người có lượng đường trong máu cao.
26. Chữa các vết bầm, bong gân, viêm khớp
Củ gừng tươi thường được giã nhuyễn và ngâm với rượu như một loại thuốc võ xoa bóp hiệu quả cho người bị chấn thương, bong gân, giảm viêm và các vết thương đau xương khớp.
Khoa học hiện đại đã chứng minh rằng các đặc tính chống viêm có được là nhờ chất men zingibain có trong gừng. Chất men này là một loại thuốc giảm đau tự nhiên, giúp giảm các cơn đau cơ, viêm khớp, thấp khớp. Khi bị đau đầu, đau nửa đầu, cơ bắp, đau mỏi vai gáy, hãy dùng tinh dầu gừng massage vùng đau. Nếu sử dụng thường xuyên, gừng làm giảm lượng prostaglandin, do đó giúp giảm đau nhức, cảm giác khó chịu, cứng khớp, vận động khó khăn.
Gừng còn có tác dụng hỗ trợ chữa viêm nha chu, căn bệnh khiến bạn thường xuyên bị chảy máu chân răng.
27. Chữa lở loét miệng
Nếu bạn bị lở miệng do nhiệt thì nên bổ sung vitamin C, uống nhiều nước và ăn thêm nhiều rau quả.
Còn nếu bạn bị lở miệng do nhiễm trùng thì hãy dùng nước gừng ấm súc miệng và ngậm trong miệng ít nhất 5 phút mỗi ngày 3 lần, vết thương sẽ khỏi nhanh đến không ngờ.
28. Dùng khi bị ngộ độc thực phẩm
Gừng giúp sát trùng đường ruột, giúp cho người bị ngộ độc thực phẩm hồi phục lại sức nhanh hơn. Giúp hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy, hỗ trợ điều trị kiết lỵ vốn do vi khuẩn shigella gây viêm đại tràng và trực tràng.
29. Điều trị giun sán nặng
Đối với người bị nhiễm giun sán tốt nhất vẫn nên sổ giun theo định kỳ bằng thuốc sổ giun chuyên dụng. Tuy nhiên cũng nên phòng ngừa và hỗ trợ điều trị giun sán bằng tắm bằng nước gừng ấm, uống trà gừng theo chu kỳ liên tục 1 tuần, mỗi tháng một lần.
30. Trị rôm sảy
Vào mùa nóng, trẻ em và người lớn có da nhạy cảm hay bị nổi rôm sảy. Có thể khắc phục bằng cách giã gừng tươi nguyên vỏ (vì trong vỏ gừng cũng có chứa nhiều chất tốt không nên bỏ), sau đó dùng bông thấm nước thoa lên vùng da nổi sảy nhiều lần trong ngày.