Việc sử dụng nồi áp suất đã quá quen thuộc trong nhiều gia đình. Tuy nhiên, sử dụng như thế nào là đúng cách và đảm bảo an toàn thì chưa hẳn nhiều người đã biết. Cùng Ẩm Thực Khéo Tay tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Contents
1. Tạo thói quen kiểm tra nồi áp suất trước khi nấu ăn
Đây là việc làm không cần tốn nhiều thời gian nhưng chắc chắn rất cần thiết để nhanh chóng có thể phát hiện ra lỗi nếu nồi bị hỏng.
Cách kiểm tra:
Bạn cần kiểm tra kỹ gioăng cao su trên nắp nồi, đảm bảo nó lắp đúng vị trí, không hở, lỏng, không bị nứt, gãy. Van khóa hoạt động tốt, van xả áp không dính các cặn thức ăn, chất bẩn. Nồi áp suất gas, lòng nồi và thân của nồi áp suất điện được vệ sinh sạch sẽ, không dính bẩn và khô ráo.
Nếu bạn lo lắng về độ an toàn của gioăng cao su có thể thay mới định kỳ, nhiều nhà sản xuất khuyến cáo người dùng nên thay gioăng cao su sau 1 năm sử dụng và tùy theo mức độ sử dụng thường xuyên của mình mà bạn có thể rút ngắn hay kéo dài thời gian thay đổi gioăng.
2. Chỉ nấu với số lượng nguyên liệu thích hợp
Nên nắm rõ sức chứa tối đa của nồi áp suất của bạn, tránh trường hợp cho quá nhiều nguyên liệu vào nồi vượt quá mức chứa cho phép thì có thể xảy ra trào thức ăn qua lổ thông hơi, hệ thống van của nồi trong quá trình nấu.
Các thực phẩm như các loại đậu, ngũ cốc nở ra khi nấu, chỉ nên cho vào khoảng chưa đến nửa dung tích nồi.
3. Chỉ cho vừa đủ lượng nước
Vừa đủ lượng nước thì áp suất của nồi sẽ hoạt động đúng theo thiết kế sẽ cho ra hiệu quả nấu nhừ thức ăn. Nấu ăn với nồi áp suất nào bạn cũng cần cho tối thiểu 120 ml chất lỏng (nước, nước sốt, nước hầm) để các món ăn được chế biến ngon. Nếu khi đang nấu mà không thấy có hơi nước bay ra từ nồi, bạn cần tắt bếp, xả áp, mở nắp nồi ra và thêm một ít nước vào.
4. Không sử dụng nồi để chiên xào
Nồi áp suất không thích hợp để dùng làm các món chiên xào, khi cho 1 lượng dầu nhỏ vào nồi áp suất thì không có vấn đề gì lớn. Nhưng nếu bạn cho nhiều dầu vào nồi, chúng có thể làm hỏng vòng đệm cao su và các bộ phận khác của nồi.
5. Lưu ý với những món ăn dễ tạo bọt khí
Các loại thực phẩm tạo bọt khí khi nấu có các loại mì, đậu, bột yến mạch, cháo… Các bọt khí có thể tràn vào các van, lỗ thông hơi của nồi áp suất gây tắt nghẽn, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng trong quá trình nấu ăn.
6. Những giải pháp an toàn
Giảm áp suất an toàn theo 3 cách là lấy nồi khỏi bếp và giảm áp tự nhiên, đổ nước lạnh lên nắp đang đậy kín vào nồi hoặc sử dụng dụng cụ xả áp nhanh đối với nồi áp suất gas.
Còn nồi áp suất điện thì nó tự động xả áp và có thiết kế van xả áp nhanh. Khi xả áp nhớ để mặt, tay của bạn cách xa lỗ thông hơi, khi mở nắp nồi áp suất bạn cũng nghiêng mặt sang một bên để tránh hơi còn sót lại trong nồi làm mặt bạn bị nóng, bỏng.