Nhắc đến ẩm thực Việt Nam thì có rất nhiều món ăn ngon, đặc sản để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người, đặc biệt là các vị khách du lịch nước ngoài. Nhắc đến các món ăn làm từ hạt gạo bao đời nay của người dân Thái Bình sẽ là một thiếu xót nếu không nhắcc đến bánh cuốn Thanh Hương.
Ngôi làng mang tên Thanh Hương như đã đi sâu vào tiềm thức mỗi người con nơi đây. Mỗi lần nhắc tới món ăn này lại khiến người ta bồn chồn muốn thưởng thức. Xem người Thái Bình làm bánh tráng cảm giác như được chứng kiến những người nghệ nhân điêu luyện vậy. Bánh cuốn có vị ngon, thơm dẻo của gạo, vừa thanh mát dịu nhẹ vừa béo béo ngậy của nhân nhưng vẫn nguyên vẹn độ tinh túy và mùi thơm tự nhiên của gạo.
Bánh cuốn có vị ngon, thơm dẻo của gạo, vừa thanh mát dịu nhẹ
Contents
Lựa chọn gạo làm bánh cuốn
Trước khi làm bánh cuốn các người làm bánh phải chọn lựa gạo rất kĩ càng. Gạo phải là gạo khang dân, không dẻo quá cũng không cứng quá để bánh không được nát, không nồng, bánh mới sắc. Gạo được đem ngâm trong 3 tiếng rồi đem đi đãi sạch, gạo đó được say ra thành tinh bột trắng mịn. Sau đó tinh bột đó được tráng lên một miếng vải trắng, đặt lên nồi nước nóng. Nồi nước ở dưới luôn luôn được sôi ở 100 độ C để bánh có thể chín bằng hơi như ý muốn.
Tráng bánh đòi hỏi phải nhanh tay và khéo léo
Khi bánh đã chín, người thợ khéo léo dùng đũa tre xuyên vào nhắc lớp bánh mỏng ấy ra để từng nếp một, cực kì nhẹ nhành và tinh tế. Người ta đặt từng lớp bánh mỏng vào trong thúng bánh trên những tàu lá chuối thơm xanh màu ngọc bích. Mỗi lớp bánh sẽ được quệt lên một lớp hành mỡ hoặc mộc nhĩ phi cùng thịt- người ta gọi đó là nhân bánh. Mùi bánh thơm phức hòa quyện cùng mùi lá chuối, vị bánh vừa dẻo vừa mềm, béo ngậy khó cưỡng lại lòng người.
Tráng bánh đòi hỏi phải nhanh tay và khéo léo
Cách thưởng thức Bánh cuốn Thanh Hương
Bánh cuốn Thanh Hương được người dân Thanh Hương chế biến và thưởng thức một cách rất truyền thống. Ăn bánh cuốn thì không thể thiếu được lớp hành phi, mộc nhĩ phi cùng thịt, tôm thơm lừng. Đặc biệt không quên được bát nước chấm hấp dẫn. Nước chấm được pha chế bằng nước mắm với giấm hoặc chanh cùng vài lát ớt đỏ tươi, một chút tinh dầu cà cuống thơm dịu. Bát nước chấm có vị cay cay chua chua mặn mặn làm cho món bánh cuốn càng trở lên ngon hơn.
Vị thơm mát của bánh cuốn cùng với hương vị đặc trưng của nhân bánh làm cho món bánh có hương vị rất riêng mà bất cứ vị khách nào cũng phải xiêu lòng. Bánh cuốn được ăn kèm với chả, đậu rau thơm thì không gì sánh bằng.
Bánh cuốn ngày nay có nhiều loại và trở thành món quà sáng bổ rẻ cho mỗi người. Có người thích ăn nguội, có người thích ăn nóng, không nhân và có nhân…mối kiểu có một vị khác nhau. Song người ta không thể quên được hương vị bánh cuốn Thanh Hương khi đã từng đặt chân lên vùng đất Thái Bình.
Nếu ai chưa được thưởng thức món ăn nghệ thuật dân dã đó thì hãy ghé thăm Thái Bình, đến với làng Thanh Hương, xã Đồng Thanh, Huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình- con người nơi đây rất gần gũi, thân thiện khiến bạn sẽ yêu luôn cả món ăn lẫn con người nơi đó.