Công dụng tuyệt vời bạn không ngờ từ củ tỏi

Củ tỏi là gia vị khá quen thuộc với mỗi chúng ta, được biết đến không chỉ là gia vị cho món ăn mà nó còn là một vị thuốc chữa bệnh với những công dụng chữa bệnh mà bạn không ngờ tới. Cùng là tỏi với nhiều giống khác nhau trên toàn thế giới nhưng tỏi ta vẫn được Việt Nam hay thế giới ưa chuộng làm gia vị và làm bài thuốc hay vì nó nhỏ mà thơm lại có nhiều công dụng đa năng

Ngoài việc sử dụng làm gia vị trong các món ăn thì trong Y học tỏi được dùng vào mục đích chữa bệnh dưới nhiều dạng khác nhau như: ăn sống, chế biến với thức ăn, ngâm rượu, ngâm dấm… thậm chí là đeo cho trẻ nhỏ khi đi xa nhà tránh gió hoặc ma tà có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé

Công dụng từ củ Tỏi
Công dụng từ củ Tỏi

Củ tỏi chứa chất kháng sinh allicin chống lại các virút gây bệnh. Thêm nữa tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi còn cung cấp hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP,hiđrát cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như: iốt, canxi, phốt pho, magiê…

Củ tỏi còn giúp cơ thể làm giảm lượng cholesterol có trong máu, giàu chất chống oxi hoá, khôi phục hoạt động của các tế bào trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng giúp cơ thể chống lại rất nhiều bệnh tật trong đó có cả phòng chống bệnh ung thư.

Một số bài thuốc trị bệnh hiệu quả từ củ tỏi

  1. Tỏi giống như một loại Viagra: Các chuyên gia cho rằng những người gặp trục trặc trong vấn đề “chăn gối” nên bổ sung tỏi và trong chế độ ăn uống của mình vì trong tỏi có chứa những hợp chất làm tăng ham muốn trong đời sống vợ chồng.
  2. Điều trị cảm cúm: Cách 1: Tỏi sống hoặc tỏi ngâm với dấm trong vòng 30 ngày để ăn hàng ngày. Cách 2: Ép lấy nước tỏi, pha loãng với nước sạch theo tỉ lệ 1:10. thêm chút muối sạch lấy nước này để nhỏ vào mũi từ 2 -3 lần/ngày.
  3. Phòng chống các bệnh tim mạch: dùng tỏi tươi hoặc sản phẩm từ tỏi thường xuyên sẽ có tác dụng điều hòa huyết áp, chống bệnh tăng huyết áp; bảo vệ tim mạch chống nhồi máu cơ tim và chống tai biến mạch máu não
  4. Chữa đầy bụng, khó tiêu: Ép tỏi, bỏ bã pha loãng với nước ấm để uống mỗi ngày.Lấy 50g tỏi xay nhỏ, ngâm với 200ml rượu trắng khoảng 16 ngày dùng để uống mỗi lần 1 thìa cà phê, 2-3 lần/ngày, có thể ăn cả tỏi.
  5. Điều trị ho, viêm họng: – Tỏi bóc sạch để cả nhánh khoảng, ngâm với dấm trong vòng 25 ngày. Khi dùng thái lát mỏng rồi ngậm từ 15 phút. Dùng trong thời gian dài có thể chữa được bệnh ho mãn tính.
  6. Thấp khớp, đau nhức xương: Tỏi không bóc vỏ, chẻ đôi nhánh ngâm với rượu theo tỉ lệ 100g tỏi với 200ml nước. Ngâm kỹ trong vòng 45 – 60 ngày hoặc có thể lâu hơn. Chắt lấy nước. Dùng nước này bôi nên chỗ đau rùi xoa bóp nhẹ nhàng. Nên dùng thường xuyên, nhất là vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  7. Tiểu đường: Nên ăn ít nhất là 5g tỏi ngâm dấm mỗi ngày. Ăn liền trong vòng 1 tháng sẽ giúp làm giảm lượng đường trong máu một cách đáng kể.
  8. Tăng cường hệ miễn dịch: tăng hoạt tính các thực bào lymphô cyte nhất là với thực bào CD4 giúp cơ thể bảo vệ màng tế bào chống tổn thương nhiễm sắc thể ADN; kháng virus; phòng chống nhiễm trùng.
  9. Huyết áp cao, tụ huyết khối: 10g tỏi ngâm dấm hoặc rượu mỗi ngày sẽ là phương thức giúp ổn định huyết áp hiệu quả. Lưu ý chỉ nên ăn tỏi ngâm, không nên dùng kết hợp với rượu đã ngâm qua tỏi. Hoặc có thể dùng 100g tỏi đã bóc sạch vỏ trộn với 100g đậu trắng, Ninh nhừ với 2 lít nước sạch trong vòng 2h. Dùng nước này để uống hàng ngày. Có thể ăn hạt đậu đã ninh nhừ. Nên sử dụng bài thuốc này ít nhất 2 tuần/lần.
  10. Tỏi giúp chống ung thư: Tỏi có chứa chất allium giúp ngăn ngừa các căn bệnh ung thư chết người và “tiêu diệt” sự hình thành cũng như phát triển của các tế bào gây ung thư.Ngoài ra, trong tỏi còn có chứa alliin, chất chống oxy và một số thành phần như selenium, vitamin C, vitamin E…có khả năng ngăn chặn sự phát triển của các khối ung bướu.
  11. Điều trị ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư gan: Các nhà nghiên cứu đã tiến hành các công trình nghiên cứu, minh chứng rằng, tỏi có thể tiêu diệt được các loại vi khuẩn “cư trú” trong ổ bụng và làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày.Dùng 50g tỏi và 100 quả quất tươi, ép lấy nước. Dùng nước này để uống trước mỗi bữa ăn. Mỗi lần 1 thìa cà phê.Đun sôi 100g lá chè xanh với 500ml nước sạch. Khi sôi, cho thêm 5g tỏi đập dập, đun sôi trong 5 giây. Uống nước khi còn nóng và dùng làm nước uống hàng ngày.
  12. Tỏi có đặc tính sát khuẩn: Do có tính sát khuẩn, tỏi thường được sử dụng trong việc phòng chống và chữa trị các viêm nhiễm đường tiêu hóa và hô hấp. Người ta cũng sử dụng tỏi để tẩy ruột, phòng ngừa giun sán (giun đũa, giun kim, sán dây).
  13. Giảm sưng tấy; chữa vết thương do muỗi đốt: Để giảm sưng tấy do muỗi đốt bạn có thể dùng tỏi đập dập sát lên vùng da bị tổn thương, cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và sưng tấy sẽ giảm ngay thôi.
  14. Có tác dụng giống như thuốc kháng sinh: Tỏi không chỉ là loại gia vị thông thường mà nó còn có tác dụng giống như một loại thuốc kháng sinh, làm tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp bạn giảm được nguy cơ mắc các chứng bệnh do vi khuẩn hay vi rút xâm nhập. Hơn thế nữa, tỏi còn là chất “xúc tác” giúp cho vết thương mau lành, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.Cũng chính bởi nhờ công dụng này mà tỏi còn được xem là một “vũ khí” hữu hiệu giúp bạn gái phòng ngừa sự xuất hiện của mụn trứng cá.
  15. Chữa các bệnh răng miệng: chữa viêm khoang miệng, các bệnh viêm chân răng, biến chứng sau khi nhổ răng.
  16. Chữa bệnh về mắt: Nhũ tương tỏi có tác dụng giúp phát triển tế bào biểu mô giác mạc bị tổn thương, chống xơ cứng động mạch mắt làm giảm nhãn áp.
  17. Chữa bỏng và lở loét ngoài da: Thuốc mỡ tỏi đông khô có tác dụng chữa bỏng và lở loét trên da, diệt vi khuẩn mạnh, giúp phát triển tế bào hạt, tăng trưởng biểu mô, làm vết thương mau lành.
  18. Chữa màng nhĩ thủng: Vỏ giấy củ tỏi (mỏng như giấy cuốn thuốc lá) dùng để vá màng nhĩ bị thủng rất hiệu quả.
  19. Chữa phong thấp và đau thần kinh: Tỏi có hoạt tính kháng viêm nên được dùng chữa đau thần kinh, phong thấp, đau khớp háng và hệ cơ, phần lưng dưới.
  20. Làm cho trẻ bú sữa nhiều hơn: Cho mẹ dùng 1,5g chất chiết tỏi sẽ làm cho trẻ bú sữa nhiều hơn 140% so với trẻ khác.
  21. Ngoài ra tỏi còn có nhiều tính năng khác giúp bạn làm đẹp tại nhà hiệu quả

Một số điều lưu ý khi dùng tỏi sống và sản phẩm từ tỏi

  • Không ăn cả tép tỏi nguyên – Nuốt cả tép tỏi thì rất nguy hiểm.
  • Không dùng Tỏi khi bạn đang dùng thuốc anticoagulant (thuốc điều trị chứng máu loãng) hay thuốc hypoglycemic (thuốc điều trị bệnh đái đường)
  • Không ăn tỏi lúc bụng đói (sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, ợ nóng có thể viêm thực quản).
  • Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên (tối đa không quá 15g/ngày).
  • Không dùng tỏi và chế phẩm có chứa tỏi đồng thời với Warfarin (thuốc chống đông máu) trước khi mổ.
  • Không đắp tỏi lên da lâu quá 10 phút (có thể bị bỏng rát).
  • Những người bị dị ứng với tỏi không được đắp tỏi lên da để chữa bệnh.
  • Khi dùng tỏi để trị giun kim (uống và thụt hậu môn dịch tỏi) không được dùng quá liều có thể bị viêm ruột hoặc tiêu chảy.
  • Muốn làm hết mùi tỏi có thể dùng nước chè (chè tươi hoặc chè búp xanh) đặc, súc miệng hoặc rửa tay rửa da chỗ đắp tỏi.

Trên đây là những công dụng tuyệt vời của củ tỏi mà Ẩm Thực Khéo Tay muốn giới thiệu tới các bạn. Hãy ghi lại những công năng tuyệt vời này vào sổ tay chữa bệnh của bạn ngay hôm nay nhé.