Gót chân của bạn trở nên thô ráp và nứt nẻ vào mùa đông? Nứt gót chân là một bệnh phổ biến trong mùa đông do chế độ ăn uống và thời tiết hanh khô. Hãy theo dõi những lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn chữa trị nứt gót chân hiệu quả ngay tại nhà.
Trước khi tìm phương pháp điều trị nứt gót chân bạn cần tìm hiểu các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng gót chân.
Các nguyên nhân gây nứt gót chân
- Thời tiết khắc nghiệt
- Da khô hoặc da mất nước
- Tắm nước tắm quá nóng
- Ngâm trong nước nóng
- Lạm dụng sử dụng xà phòng
- Chà chân quá kỹ lưỡng
- Bệnh đái tháo đường
1. Chanh
Chanh có chứa axit tự nhiên giúp làm sạch bụi bẩn. Nó đóng vai trò tích cực trong việc làm mềm và dưỡng ẩm cho gót chân. Hai lần một tuần, bạn ngâm chân trong bồn tắm nước ấm có vắt nửa quả chanh, sau đó nhẹ nhàng chà gót chân bằng đá mài. Phương pháp này sẽ giúp tẩy tế bào chết một cách dễ dàng và làm mềm da. Hoặc cách khác là bạn chà xát chanh vào gót chân. Làm sạch nó 1-2 lần mỗi tuần.
2. Chuối hoặc đu đủ
Hai loại trái cây này có chứa nhiều vitamin giúp điều trị nứt gót chân. Ngoài ra chúng còn có thể dưỡng ẩm làn da của bạn. Phương pháp này rất đơn giản đối với những người bận rộn nhất cũng có thể làm theo tại nhà.
Nghiền một quả chuối chín hoặc một phần của quả đu đủ. Đắp vào vùng gót chân bị nứt của bạn trong khoảng 10-15 phút sau đó rửa sạch với nước ấm.Làm như vậy thường xuyên, gót chân của bạn sẽ trở nên mềm mại và giảm dần vết dứt.
3. Dầu dừa
Dầu dừa được sử dụng phổ biến trong làm đẹp. Bạn cũng có thể sử dụng dầu dừa tự chế để điều trị nứt gót chân. Để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên lau sạch bàn chân của bạn và thoa đều dầu dừa lên phần gót chân trước khi đi ngủ. Sáng hôm sau, bạn rửa chân với nước ấm.
4. Mật ong
Trong số những phương pháp điều trị nứt gót chân, mật ong phương pháp hiệu quả nhất. Bạn chỉ cần hòa tan một ly mật ong vào một chậu nước ấm. Sau đó, rửa chân nhẹ nhàng trong 10 phút. Mật ong có tác dụng giữ ẩm và kháng khuẩn tốt rất tốt cho điều trị nứt gót chân.
5. Cám gạo
Đây là một trong những phương pháp điều trị đơn giản, tiết kiệm mà đa số bà con nông dân hay dùng. Cám gạo có chứa vitamin B giúp tẩy các tế bào da chết. Bạn chỉ cần thêm chút dầu dừa hay mật ong thành một hỗn hợp. Thoa hỗn hợp này lên vùng da nứt và giữ 15 phút. Sau đó rửa sạch lại với nước ấm.
6. Dầu ô liu
Nếu bạn bị dị ứng với mỹ phẩm và thuốc đặc trị nứt gót chân, bạn có thể sử dụng các sản phẩm tự nhiên để điều trị hiệu quả. Dầu ô liu là một sự lựa chọn tuyệt vời vì nó có tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm da. Thoa dầu ô liu vào gót chân của bạn trước khi đi ngủ. Làm như vậy mỗi ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
7. Nước hoa hồng
Tinh dầu hoa hồng là sản phẩm chăm sóc da rất quen thuộc với các chị em phụ nữ vì hoa hồng cung cấp độ ẩm và làm mềm da của bạn rất tốt. Bạn trộn với glycerin(là một chất lỏng dạng sánh, không màu, vị ngọt) và nước hoa hồng và thoa đều gót chân của bạn trong 20 phút. Sau đó rửa sạch với nước. Nếu bạn thường xuyên thực hiện phương pháp này mỗi ngày, bạn sẽ sở hữu đôi gót chân mềm mại và mịn màng chỉ trong một tháng
8. Nước muối ấm
Muối là thành phần gia vị không thể thiếu trong bếp nhà bạn. Đây là nguyên liệu dễ kiếm nhất trong số các phương pháp chữa bệnh nứt gót chân. Hòa tan muối vào nước ấm và ngâm chân trong 10 phút. Sau đó bạn tiếp tục để ngâm chân trong nước lạnh để máu được lưu thông.
9. Dầu mè
Dầu mè không chỉ giữ ẩm mà còn giúp tẩy các tế bào da chết rất tốt. Mỗi ngày trước khi đi ngủ, bạn nên thoa dầu mè lên gót chân, massage trong 10 phút. Cách này sẽ giúp thúc đẩy lưu thông máu và dưỡng ẩm cho đôi chân của bạn.
10. Mù tạt
Ngoài chức năng là một gia vị, mù tạt còn có tác dụng tích cực trong điều trị nứt gót chân. Thoa đều lên gót chân của bạn và massage nhẹ nhàng. Sau đó rửa sạch với nước lạnh
11. Bột nở
Đổ 2 thìa nột nở vào một chậu nước ấm và ngâm chân của bạn trong đó 15 phút. Sau đó, lau sạch chân và massage với dầu dừa hoặc dầu ô liu. Bạn có thể làm nhiều lần càng tốt để có được kết quả như mong muốn.
12. Tinh dầu hoa oải hương
Trộn hai giọt tinh dầu hoa oải hương, một thìa cà phê mật ong, một thìa cà phê muối, 1 thìa bột yến mạch và 1 thìa nước ép lô hội. Sau đó đổ hỗn hợp này vào bát nước ấm, khuấy đều, ngâm chân trong khoảng 30 phút. Làm thường xuyên hàng ngày, gót chân sẽ không còn bị nứt nữa. Đây là một trong những phương pháp đơn giản về cách chữa trị nứt gót chân.
13. Glycerin, kem tươi và mật ong
Đây là một giải pháp hiệu quả chống nứt gót chân vào mùa khô. Hơn nữa, mật ong có tính kháng khuẩn giúp bạn thoát khỏi tình trạng viêm nhiễm da.
Chuẩn bị một lượng glycerin, kem tươi và mật ong. Trộn chúng lên và sau đó nhẹ nhàng thoa đều hỗn hợp này lên chân của bạn và giữ khoảng 15 phút. Sau đó rửa sạch bằng nước ấm và làm mỗi ngày trước khi đi ngủ.
14. Sáp mỡ
Ngâm chân trong nước ấm khoảng 20 phút, lau sạch, sau đó sử dụng một loại kem thoa đặc biệt cho nứt gót chân như Vaseline trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó áp dụng phương pháp này hàng ngày sẽ giúp bạn cải thiện đáng kể các vết nứt.
15. Giấm trắng
Giấm trắng là một trong số rất nhiều thành phần tự nhiên giúp chữa bệnh nứt gót chân. Thành phần giấm trắng có chứa một số axit có lợi giúp làm mềm gót chân của bạn. Tuy nhiên, không nên thoa giấm trực tiếp lên gót chân của bạn. Trộn giấm với nước và ngâm chân trong 10 phút. Phương pháp này chỉ nên được sử dụng 1-2 lần mỗi tuần.
16. Chế độ ăn uống
Bạn nên thêm các loại vitamin, khoáng chất, kẽm, Omega-3 vào các món ăn hằng ngày. Hàu, thịt gà, cua, đậu, sữa chua, gạo lứt cung cấp hàm lượng kẽm lớn. Axit béo omega-3 có thể được tìm thấy trong cá hồi và hạt có dầu. Vitamin E cũng cần được bổ sung trong chế độ ăn của bạn (rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt), canxi (sữa, sữa chua, các loại rau lá xanh, bông cải xanh), sắt (thịt bò, thịt gà, cá, trứng, rau, đậu) …
17. Giấm và sữa chua
Đổ một ít giấm vào sữa chua và trộn chúng lên. Sau đó xoa bóp hỗn hợp vào mắt cá chân, gót chân đặc biệt là ngón chân. Để khoảng 10 phút, sau đó rửa sạch với nước ấm. Điều này sẽ giúp trẻ hóa đôi chân của bạn, loại bỏ các tế bào da chết và kích thích lưu thông máu. Đây là một trong những lời khuyên bổ ích về cách chữa bệnh nứt gót chân.
18. Nước súc miệng
Kết hợp nước súc miệng và giấm trắng giúp làm đẹp đôi chân của bạn. Nước súc miệng có thể loại bỏ tế bào da chết (nên chọn loại nước súc miệng bạc hà), trong khi dấm trắng có thể dưỡng ẩm và làm trắng da của bạn.
Bạn chỉ cần dùng một lượng nhỏ giấm trắng và nước súc miệng. Sau đó đổ nó vào một chậu nước ấm và ngâm chân của bạn. Từ từ thưởng thức hương vị tuyệt vời của mát của bạc hà. Ngâm trong 10 phút, bạn lau khô sau đó massage chân của bạn với một chút dầu dừa.
19. Aspirin
Các vết chai trên da hình thành do sự tích tụ của các tế bào chết. Vì vậy hãy sử dụng aspirin để tẩy dần các tế bào chết. Hãy nghiền nhỏ 5 viên aspirin và hòa vào trong nước lạnh. Thêm nước cốt chanh và khuấy đều. Thoa hỗn hợp này lên vùng bị ảnh hưởng, sau đó sử dụng các miếng vải mềm nhúng nước ấm để băng chân của bạn. Trong 10 phút, loại bỏ các băng và rửa sạch gót chân.
20. Nước ép hành tây
Hành tây xắt nhỏ, ép lấy nước sau đó thoa lên vùng gót chân bị nứt sẽ làm cho da của bạn mềm mại hơn. Bạn nên thực hiện vào buổi tối và sử dụng một miếng vải sạch che lại. Sáng hôm sau bạn rửa lại với nước sạch
21. Nước
Một điều quan trọng để chống nứt gót chân là uống đủ nước. Uống đủ nước không chỉ làm cho da mềm mà nó còn rất tốt cho cơ thể. Uống nhiều nước giúp da khỏe mạnh hơn, có độ đàn hồi tốt và không bị khô.
22. Hoa quả và rau
Ngoài việc cung cấp đủ nước cho làn da của bạn, một cách đơn giản hơn là bạn nên ăn nhiều trái cây và rau quả. Rau xanh và hoa quả cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các vitamin, khoáng chất giúp ngăn nừa nứt gót chân
Làm thế nào để ngăn ngừa nứt gót chân?
- Ngâm chân vào nước ấm 15 phút mỗi ngày
- Uống nhiều nước hàng ngày
- Giữ chân sạch và tẩy da chết thường xuyên
- Bổ sung chế độ ăn giàu chất kẽm và Omega 3
- Không nên lạm dụng xà phòng
- Không cọ bàn chân của bạn quá kỹ
- Không sử dụng kéo hoặc dao cạo lên da của bạn
Nếu không có bất kỳ sự can thiệp của mỹ phẩm hay bác sĩ, bạn có thể tự chữa bệnh tại nhà. Cố gắng kết hợp một số phương pháp trên đây để chữa bệnh nứt gót chân có kết quả tốt hơn. Hãy kiên nhẫn để thực hiện các phương pháp nêu trên. Chúc may mắn và hạnh phúc.