Củ Gừng được coi là gia vị cực kỳ hấp dẫn cho các món ăn bởi những công năng đặc biệt của nó. Hơn thế nữa Gừng còn là gia vị thực phẩm không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình. Ngoài chức năng như một loại gia vị thì trong Đông Y củ Gừng còn có tác dụng chữa bệnh rất hhiệu quả với nhiều bài thuốc hay.
Ngày nay với công nghệ hiện đại đã nghiên cứu và làm rõ những tác dụng chữa bệnh tuyệt vời từ củ gừng đối với sức khỏe con người. Hãy cùng Ẩm Thực Khéo Tay tham khảo một số công dụng chữa bệnh hiệu quả từ củ Gừng mà bạn có thể chưa biết.
Công dụng chữa bệnh của củ Gừng
Các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng trong củ Gừng có chứa các thành phần hóa học phức tạp như zingiberene, phellandrene, xeton, gừng, citral, dầu thơm, capsaicin, diphenyl-heptan… khiến cho Gừng có thể phòng và điều trị nhiều loại bệnh khác nhau.
1. Chữa đau nhức răng, hôi miệng
Đối với những người bị sâu răng hay có vấn đề về răng miệng do vi khuẩn gây ra, hãy cắt một miếng gừng dày, cắn ở chỗ đau răng cho nước gừng ngập và thấm, tình trạng đau nhức sẽ giảm nhanh chóng. Đồng thời khử trùng khoang miệng, xóa tan mùi hôi do vi khuẩn gây ra.
Tham khảo thêm: Phương pháp điều trị hôi miệng đơn giản, hiệu quả không ngờ
2. Chữa các bệnh về dạ dày và tiêu hóa
Sử dụng Gừng và nước ép Gừng giúp sản sinh nhiều nước bọt và dịch tiêu hóa trong cơ thể. Điều này rất tốt và hiệu quả trong việc chữa trị các bệnh và các chứng thường gặp đối với hệ tiêu hóa như: đau bụng, lạnh bụng, tiêu chảy, đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu, các bệnh đường ruột, người đau dạ dày. Gừng giúp đánh tan các protein trong thức ăn, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Đối với người kén ăn và mất khẩu vị ăn uống có thể cải thiện tình trạng bằng cách sử dụng nước trà gừng giúp kích thích vị giác thèm ăn. Chống chỉ định với những người mắc bệnh đau, viêm loét dạ dày hay mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa
3. Khử mùi hôi cơ thể
Đối với những người có cơ địa hay đổ mồ hôi, vi khuẩn sẽ dễ sinh sôi phát triển dẫn đến xuất hiện các mùi khó chịu đặc biệt là vào mùa hè.
Phương pháp điều trị hiệu quả nhất là sử dụng nước gừng pha loãng để khử sạch mùi hôi. Sau khi tắm xong cơ thể bạn sẽ tỏa ra mùi hương của gừng rất thư thái và dễ chịu. Để việc chữa trị thực sự hiệu quả bạn nên kết hợp với uống nước và ăn hoa quả mỗi ngày. Hạn chế bia rượu, thuốc lá, hạn chế đồ ăn chiên xào nhiều chất béo và gia vị nặng mùi.
4. Sử dụng Gừng rất tốt cho người bị huyết áp thấp
Củ Gừng có tính ấm, vị cay. Trong gừng có chứa tinh dầu 2% – 3%, chất nhựa 5%, chất béo 3% tinh bột và các chất cay như zingeron, shogaola. Người mắc bệnh huyết áp thấp khi bị tụt huyết áp nên cho uống nước trà Gừng hoặc ngậm Gừng sẽ giúp giãn nở các mạch máu, kích thích làm tăng huyết áp.
Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải chú ý không nên cho người mắc bệnh cao huyết áp sử dụng gừng khi ăn uống hoặc đang bị tăng huyết áp.
Tham khảo thêm: Cách pha trà gừng đúng điệu cho mùa đông thêm ấm
5. Chống buồn nôn và say tàu xe
Trong trường hợp bạn không muốn sử dụng thuốc tây khi đi tàu xe. Hãy ngậm một lát gừng nhỏ ngậm trong miệng khi đi tàu xe. Gừng giúp chống lại cơn say tàu xe rất hiệu quả, các biểu hiện chóng mặt, đau đầu, buồn nôn sẽ dần tan biến và dạ dày của bạn sẽ được gừng làm ấm lên không còn cảm giác nôn nao khó chịu.
Một số trường hợp như phụ nữ mang thai nếu phù hợp có thể dùng gừng chống nôn ói trong quá trình thai nghén. Ngoài ra ăn gừng cũng giúp làm giảm nguy cơ tỉ lệ dị tật ở trẻ sơ sinh.
6. Hỗ trợ điều trị các vấn đề tim mạch
Gừng rất hữu ích trong việc giảm cholesterol, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, ngăn ngừa tình trạng lượng đường trong máu tăng cao đồng thời giảm tỷ lệ đột quỵ cho người mắc bệnh tim.
Hãy dùng một ly nước trà gừng ấm vào mỗi buổi sáng sẽ rất tốt cho cơ thể và hệ tim mạch của bạn.
7. Điều hòa kinh nguyệt
Khi đến ngày ngày kinh các bạn nữ thường bị đau bụng, mệt mỏi, ngoài việc sử dụng thuốc giảm đau thì các bạn có thể uống đều đặn trà gừng mỗi ngày. Tinh chất có trong trà gừng sẽ hỗ trợ giúp bạn giảm đau nhanh chóng. Ngoài ra trà gừng sẽ giúp hỗ trợ điều trị rong kinh rất tốt.
8. Điều trị các bệnh đường hô hấp
Khi bạn mắc các bệnh về đường hô hấp như ho có đờm, ho hen, viêm họng, cảm cúm, viêm phế quản, hen suyễn. Hãy sử dụng Gừng và tinh dầu gừng, nó rất hiệu quả trong việc làm sạch các chất nhầy trong cổ học và phổi. Ngoài việc uống nước trà gừng bạn có thể ngậm kẹo gừng cũng rất hiệu quả, kẹo gừng sẽ giúp cho cổ họng của bạn thóang mát và dễ chịu hơn.
Đặc biệt Gừng còn có thể giúp làm giảm đau răng và sự khó chịu do nhiễm khuẩn đường hô hấp nhờ vào tính chất kháng khuẩn và chống nấm.
9. Gừng hỗ trợ rất tốt cho bệnh nhân sỏi thận
Ít ai ngờ tới rằng Gừng còn giúp làm tiêu dần những viên sỏi thận nhỏ, hỗ trợ trong điều trị cho bệnh nhân sỏi thận gặp khó khăn và đau buốt khi đi tiểu. Đặc biệt sử dụng gừng mỗi ngày giúp bạn giải độc tố cho cơ thể khỏe mạnh
10. Tác dụng giải lạnh cho cơ thể
Khi thời tiết thay đổi đặc biệt là vào mùa đông, thời tiết lạnh buốt, cơ thể bạn rất dễ bị mất nhiệt nếu không giữ đủ ấm. Trường hơp nếu bạn bị chứng chân tay lạnh thì nên ngâm chân và tay trong nước ấm kết hợp với gừng giã nhỏ. Đây là cách tốt giúp giải lạnh cho cơ thể, đem lại một giấc ngủ ngon và giúp cho cơ thể giải độc hiệu quả.
11. Giảm mỡ bụng
Sử dụng rươu Gừng và nghệ là một bí quyết làm đẹp cho chị em và phụ nữ sau khi sinh. Hãy massage thường xuyên vùng bụng 2 lần mỗi ngày. Hỗn hợp rượu, gừng, và nghệ là một loại rượu thuốc sinh nhiệt cao, giúp tăng cường quá trình trao đổi chất mạnh mẽ mà không đột ngột gây nóng, phỏng vùng da cần giảm mỡ. Không chỉ vậy nó còn giúp tiêu mỡ hiệu quả. Bạn sẽ thực sự thấy thích cảm giác ấm nóng thư giãn từ mùi thơm dễ chịu của loại rượu này.
12. Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư
Gừng giúp ức chế, tìm kiếm và tiêu diệt các tế bào ung thư, mà không làm hại đến các tế bào khỏe mạnh khác trong cơ thể. Đồng thời hỗ trợ điều trị ung thư qua hoá trị liệu, không gây biến chứng như làm cho các tế bào ung thư trở lại và phát triển to hơn trước như một số loại thuốc điều trị ung thư.
13. Hỗ trợ điều trị liệt dương
Gừng được coi là một thực phẩm tăng cường sinh lý nam giới hiệu quả mà ít người biết.
Một nghiên cứu mới đây của Trung Quốc cho thấy gừng có tác dụng điều trị viêm tinh hoàn. Ngoài ra, từ xa xưa, gừng đã được sử dụng như một loại thuốc để chữa bệnh yếu sinh lý. Các hợp chất zingeron, shogaola trong gừng có ảnh hưởng lớn đến các mạch máu, làm giãn nở, kích thích các cơn co thắt mạch máu. Hỗ trợ kích thích sinh lực, điều trị bệnh bất lực, xuất tinh sớm.
14. Điều trị sốt rét và sốt vàng da
Bằng cách xông hơi và uống nước sắc có thành phần kết hợp với gừng có hiệu quả trong điều trị bệnh sốt rét và sốt vàng da sẽ được thể hiện rõ rệt.
15. Hỗ trợ điều trị và phòng ngừa sỏi mật
Cho đến nay, sỏi mật chưa có thuốc đặc trị mà chỉ được chữa bằng cách phẫu thuật lấy sỏi. Các chất có trong vị cay của gừng tươi như 6-Zingiberol, Ginger oil và 4 chất khác phân tách ra được, đều có tác dụng ức chế hợp thành Prostaglana – chất gây ra sỏi mật, giúp có thể phòng ngừa bệnh sỏi mật. Nếu thấy mình có nguy cơ bị sỏi mật hãy bổ sung thêm gừng trong các món ăn và tích cực uống trà gừng.
16. Chống stress với gừng
Khi cảm thấy stress trong cuộc sống, hay áp lực công việc khiến bạn căng thẳng, hãy dùng tinh dầu gừng để massage. Gừng có chứa chất cineole, tinh dầu gừng thuộc nhóm mùi hương giúp thư giãn thần kinh, mang lại trạng thái thư giãn, xua tan đi căng thẳng và mệt nhọc một cách nhanh chóng, giúp lấy lại giấc ngủ cho người khó ngủ.
17. Xông phòng bằng tinh dầu gừng
Xông phòng ngủ, phòng làm việc bằng tinh dầu gừng bằng tinh dầu gừng giúp khử trùng không khí, xóa tan cảm giác bồn chồn, áp lực, lo âu. Đặc biệt thích hợp khi cần đọc sách, thư giãn, trà đạo…
18. Điều trị dị ứng
Cảm và hắt hơi do dị ứng với phấn hoa hay thay đổi thời tiết là một loại bệnh không quá nặng để dùng thuốc, nhưng nếu không chữa trị thì gây khó chịu và người bệnh và những người xung quanh khi sinh hoạt. Thành phần kháng sinh trong thuốc cảm nếu lạm dụng lại gây ảnh hưởng dài lâu lên cơ thể và trước mắt gây ra các tác dụng phụ như buồn ngủ, đắng họng, khô miệng, nhức đầu…
Gừng tươi có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng Histamin hiệu quả giúp cắt cơn hắt hơi, chống dị ứng cho những người nhạy cảm với thay đổi thời tiết hay dị ứng với phấn hoa.
19. Điều trị cho người trúng gió
Dùng rượu gừng hoặc tinh dầu gừng đánh gió sẽ giúp làm ấm cơ thể, theo quan niệm y học dân gian gừng giúp đẩy gió lạnh ra ngoài, kích thích các đầu dây thần kinh giao cảm. Đồng thời giúp sát trùng và làm sạch da, giúp người bệnh tăng sức đề kháng, chỉ cần nghỉ ngơi sau một đêm sẽ chóng khỏe lại.
20. Chăm sóc tóc
Gội đầu bằng nước ép gừng pha với nước ấm có tác dụng cao trong điều trị gàu và nấm da đầu – hai nguyên nhân hàng đầu gây rụng tóc và khó chịu cho cả nam lẫn nữ giới.
21. Cầm máu
Khi bị thương chảy máu, nếu có sẵn bột gừng, hãy sát trùng làm sạch vết thương, rắc bột gừng lên trên giúp sát khuẩn, giảm đau, cầm máu.
Nếu bị rắn cắn, cũng hãy nhanh chóng đắp gừng nát hoặc bột gừng lên vết thương, khả năng kháng viêm sát khuẩn trong gừng cũng giúp giảm phần nào độc tính của nọc rắn.
22. Trị cảm lạnh
Ngoài cách ngâm chân trong nước ấm với gừng như ký trước đã nói, người bệnh cảm lạnh nên thoa tinh dầu gừng ở những yếu điểm của cơ thể như gáy, cổ, sau tai, gan bàn chân. Kết hợp uống trà gừng để kích thích cơ thể toát mồ hôi ra.
Ngoài ra, người ở các vùng có mùa đông lạnh giá khắc nghiệt nên ngậm một lát gừng tươi trước khi phải ra đường, đi tắm, hay làm việc ở môi trường lạnh như phòng cấp đông hay ngoài trời. Ngư dân đi biển cũng coi gừng và nước mắm là hai thứ giúp giữ thân nhiệt hiệu quả.
23. Xông hơi trị sốt
Khi bị sốt, cách chữa nhanh nhất là xông hơi giúp cơ thể bài tiết mồ hôi, mồ hôi ra càng nhiều và càng nhanh thì bệnh càng nhanh khỏi. Có thể dùng các loại lá như tía tô, lá sả, lá bưởi, ngải cứu, hương nhu… kết hợp với một nhánh gừng lớn nấu nước xông cho ra mồ hôi hạ sốt.
Hoặc cho người bệnh uống nước sắc gừng gồm gừng củ, lá cam thảo, vỏ cam quýt…
24. Chống lão hóa, kéo dài tuổi thọ
Trong gừng có chứa chất chống oxy hóa cao, tăng cường lưu thông máu, thải độc tố, chống lại các gốc tự do sinh ra theo thời gian, từ đó giúp chống lão hóa cho cơ thể lẫn làn da. Thành phần chất cay trong gừng khi được hấp thu sẽ giúp ức chế tính oxy hóa của mỡ trong cơ thể, nên gừng có khả năng kéo dài tuổi thọ.
25. Giải rượu
Nước đường dùng để giải rượu nhanh cho người say nhưng lại ngại dùng cho người có nguy cơ bị bệnh đường huyết.
Có thể dùng nước gừng pha với mật ong để đem lại tác dụng tương tự, có thể dùng được cả cho người tiểu đường hay người có lượng đường trong máu cao.
26. Chữa các vết bầm, bong gân, viêm khớp
Củ gừng tươi thường được giã nhuyễn và ngâm với rượu như một loại thuốc võ xoa bóp hiệu quả cho người bị chấn thương, bong gân, giảm viêm và các vết thương đau xương khớp.
Khoa học hiện đại đã chứng minh rằng các đặc tính chống viêm có được là nhờ chất men zingibain có trong gừng. Chất men này là một loại thuốc giảm đau tự nhiên, giúp giảm các cơn đau cơ, viêm khớp, thấp khớp. Khi bị đau đầu, đau nửa đầu, cơ bắp, đau mỏi vai gáy, hãy dùng tinh dầu gừng massage vùng đau. Nếu sử dụng thường xuyên, gừng làm giảm lượng prostaglandin, do đó giúp giảm đau nhức, cảm giác khó chịu, cứng khớp, vận động khó khăn.
Gừng còn có tác dụng hỗ trợ chữa viêm nha chu, căn bệnh khiến bạn thường xuyên bị chảy máu chân răng.
27. Chữa lở loét miệng
Nếu bạn bị lở miệng do nhiệt thì nên bổ sung vitamin C, uống nhiều nước và ăn thêm nhiều rau quả.
Còn nếu bạn bị lở miệng do nhiễm trùng thì hãy dùng nước gừng ấm súc miệng và ngậm trong miệng ít nhất 5 phút mỗi ngày 3 lần, vết thương sẽ khỏi nhanh đến không ngờ.
28. Dùng khi bị ngộ độc thực phẩm
Gừng giúp sát trùng đường ruột, giúp cho người bị ngộ độc thực phẩm hồi phục lại sức nhanh hơn. Giúp hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy, hỗ trợ điều trị kiết lỵ vốn do vi khuẩn shigella gây viêm đại tràng và trực tràng.
29. Điều trị giun sán nặng
Đối với người bị nhiễm giun sán tốt nhất vẫn nên sổ giun theo định kỳ bằng thuốc sổ giun chuyên dụng. Tuy nhiên cũng nên phòng ngừa và hỗ trợ điều trị giun sán bằng tắm bằng nước gừng ấm, uống trà gừng theo chu kỳ liên tục 1 tuần, mỗi tháng một lần.
30. Trị rôm sảy
Vào mùa nóng, trẻ em và người lớn có da nhạy cảm hay bị nổi rôm sảy. Có thể khắc phục bằng cách giã gừng tươi nguyên vỏ (vì trong vỏ gừng cũng có chứa nhiều chất tốt không nên bỏ), sau đó dùng bông thấm nước thoa lên vùng da nổi sảy nhiều lần trong ngày.